Những bài tập thể dục có tác dụng chữa đau dây thần kinh tọa hiệu quả

06:37 |

Những bài tập thể dục chữa đau dây thần kinh tọa sau đây thực sự có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà không phải tốn nhiều thời gian hay chi phí.

1. Tại sao lại bị đau dây thần kinh tọa?

Đau dây thần kinh tọa do những nguyên nhân chủ yếu sau gây ra:
- Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh dễ bị đau dây thần kinh tọa.
- Những bệnh lý có ảnh hưởng đến vùng cột sống, bị viêm nhiễm như nhiễm virus herpes, nhiễm độc chì, bệnh giang mai, bệnh viêm cơ tháp vùng chậu, chấn thương cột sống và các bệnh lý di căn, biến chứng như ung thư vú, ung thư buồng trứng,...
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý như đau dây thần kinh tùy, u màng não tùy, u tủy,...
- Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn là giãn tĩnh mạch quanh rễ, phì đại dây chằng,...
Một số triệu chứng khi bị đau dây thần kinh tọa:
- Người bệnh thường cảm thấy đau dọc từ thắt lưng xuống theo đường dây thần kinh tọa
- Những cơn đau xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước rất nguy hiểm nhất là khi người bệnh đang hoạt động. Những cơn đau sẽ tăng dần khi người bệnh hoạt động mạnh, đứng lên ngồi xuống, ho, hắt hơi,...
- Đau rát kèm theo cảm giác tê nóng, bỏng rát như có kiến bò xung quanh vùng bị đau

2. Hướng dẫn tập thể dục chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà

Sau đây, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập thể dục chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà giúp giảm đau, điều trị bệnh hiệu quả như sau:
- Bài tập thứ nhất: Nằm trên thảm hoặc chiếu. Gối đầu lên quyển sạch hoặc chiếc gối nhỏ, cong đầu gối duỗi cho bàn chân thẳng ra sao cho khoảng cách giữa hai bàn chân bằng độ rộng của hông, thả lỏng cơ thể, cằm gập lại về phía ngực. Sau đó, cong mệ bên đầu gối về phía ngực, dùng hai tay ôm chặt đầu gối kéo dần về phía ngực tối đa. Giữ tư thế này trong 20-30 giây, vừa làm vừa hít thờ sâu. Lặp đi lặp lại động tác trong khoảng 3-4 lần, mỗi lần đổi một bên chân. Lưu ý chỉ nên kéo cơ vừa phải, không nên kéo quá mức sẽ làm bị căng cơ.
- Bài tập thứ hai: Đứng thẳng nghiêm rồi gác một chân lên vật cố định như ghế, bậc thang, duỗi thẳng các ngón chân. Ngả người về phía trước và giữ cho lưng thẳng trong 20-30 giây, vừa làm vừa hít thở sâu, lặp lại động tác từ 2-3 lần, mỗi lần đổi một chân.
- Bài tập thứ ba: Nằm dựa lưng xuống chiếu hay thảm tập, để một chiếc gối nhỏ hoặc quyển sách để kê đầu. Sau đó, cong chân trái lên sao cho mắt cá chân phải chéo qua đầu gối trái. Tiếp theo, dùng hai tay giữ chặt phần bắp đùi trái và kéo người về phía trước, hông thẳng, kéo căng mông phải, giữ tư thế trong vòng 20-30 giây, kết hợp hít thở sâu. Lặp lại động tác từ 2-3 lần.
>> Tham khảo: Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì mau khỏi bệnh?

Trên đây là hướng dẫn các bài tập thể dục chữa đau dây thần kinh tọa mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà. Những bài tập này có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh cưc kì hiệu quả.

Read more…

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

06:55 |

Những trường hợp bị rối loạn tiền đình làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Khi bị rối loạn tiền đình thì nên ăn gì theo lời khuyên từ bác sĩ?

1. Rối loạn tiền đình thì nên ăn gì?

Rối loạn tiền đình là hội chứng thường gặp ở những người hay bị áp lực trong cuộc sống và công việc. Bệnh thường có những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,... Người bệnh thường cảm thấy sợ hãi muốn ngã xuống. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe, khiến bạn không thể tập trung cho công việc. Ngoài các cách chữa trị bệnh theo y học, rối loạn tiền đình thì nên ăn gì chữa bệnh tham khảo một số loại thực phẩm dĩnh dưỡng sau:
- Hoa quả, trái cây
+ Cam: trong cam có chữa rất nhiều vitamin C, A, B1 và các chất khoáng bổ não. Ăn cam hằng ngày sẽ giúp ngăn ngừa bệnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái hơn.
+ Bơ: đây là loại quả cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, chất béo trong bơ giúp duy trì quá trình lưu thông máu, giúp duy trì ổn định chỉ số huyết áp và lượng đường trong máu.
- Uống nhiều nước: lượng nước cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày ít nhất là 1,5 lít. Nếu thiếu nước, cơ thể bị mất nước dễ gây hoa mắt, chóng mặt và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.
- Ăn các loại rau củ quả tươi: thực phẩm này sẽ cung cấp rất nhiều vitamin và chủ yếu là chất xơ cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
- Ngoài ra, nên nêm gia vị nhạt hơn bình thường một chút để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp.

2. Bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

- Không ăn mặn, nhất là các loại dưa cà muối
- Không sử dụng các loại chất kích thích, chất gây nghiện như uống rượu bia, nước có gas, nước chè đặc, hút thuốc lá,...
- Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đạm, những thực phẩm làm tăng cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, giảm máu lên não và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường huyết như thịt chó, thịt có màu đỏ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật,...
- Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán. Ít ăn đồ ngọt vì những thực phẩm này có thể tạo ra các cục máu đông gây tắc mạch máu khiến máu khó lưu thông lên não.

Rối loạn tiền đình thì nên ăn gì và không nên ăn gì, người bệnh nên chú ý điều này để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Read more…